Tấm liễn thờ ông địa là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Tấm liễn thờ ông địa là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Như chúng ta đều thấy, trên mỗi bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đều có những tấm liễn thờ Ông Địa. Nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa biết được tấm liễn thờ là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong việc thờ cúng Thần Tài. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Bàn Thờ Tận Tâm sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Tấm liễn thờ Ông Địa là gì?

Tấm liễn thờ ông địa còn được gọi với tên khác là bài vị Thần Tài. Tấm liễn thờ Ông Địa được đặt trong bàn thờ, ngay phía sau 2 pho tượng Ông Địa và Thần Tài. Trên tấm liễn sẽ có ghi 5 dòng chữ sau:

Tấm liễn thờ ông địa hay còn gọi là bài vị thần tài, thường được đặt phía sau tượng thần tài và ông địa.
Tấm liễn thờ ông địa hay còn gọi là bài vị thần tài, thường được đặt phía sau tượng thần tài và ông địa.
  • Cành vàng lá ngọc.
  • Chư vị Long Thần của ngũ phương và ngũ hành.
  • Chư vị Chủ Đất, Thần Tài đời trước và Thần Tài đời sau.
  • Cây bạc nở hoa.
  • Các vị Tổ cô và các vị bằng hữu phẩm Thần Vị.

Ý nghĩa của tấm liễn thờ Ông Địa

Thực tế, trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa, chúng ta thường nghĩ rằng chỉ thờ hai vị thần là Thần Tài và Thổ Địa trong bộ tượng 2 ông. Nhưng sự thật là bộ tượng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng và chúng ta đang thờ 5 vị Thần Tài, 5 vị Thổ Thần. Mỗi vị Thần Tài sẽ tượng trưng cho 5 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung.

Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, có 5 vị Thần Tài được gọi là Ngũ Bộ Thần Tài hoặc Tài Thần Ngũ Sắc, bao gồm: Lục Thần Tài, Hồng Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài và Bạch Thần Tài.

Ở Việt Nam, phong tục thờ Thần Tài chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc. Do đó mà 5 vị Thần Tài chúng ta thờ trên tấm liễn thờ là: Văn Thần Tài – Phạm Lãi, Văn Thần Tài – Tỷ Can, Võ Thần Tài – Quan Công, Võ Thần Tài – Triệu Công Minh và Trung Bân Tài Thần – Vương Hợi.

Tấm liễn thờ ông địa có ý nghĩa rất quan trọng và đây là đồ vật thờ cúng không thể thiếu.
Tấm liễn thờ ông địa có ý nghĩa rất quan trọng và đây là đồ vật thờ cúng không thể thiếu.

Ngoài Thần Tài, bài vị Thần Tài còn ghi danh hiệu của 5 vị Thần Đất cai quản long mạch, ban phước trừ họa, bảo vệ dân cư gồm Thổ công, Thổ Thần, Thổ Địa, Thổ Phủ và Thổ Kỳ.

Bài vị Thần Tài không phải chỉ để trang trí cho đẹp, mà có ý nghĩa phong thủy quan trọng, giúp tăng tính linh thiêng và xác định bàn thờ là để thờ phụng 5 vị Thần Tài, 5 vị Thần Đất.

Xem thêm: [HOT] Hướng dẫn cách thờ ông thần tiền, thần tài thu hút may mắn

Những dòng chữ Hán trên tấm liễn có ý nghĩa gì?

Trên liễn thờ Thần Tài có 5 dòng chữ Hán được thiết kế nổi bật để tán dương các vị thần. Nếu những ai không am hiểu về chữ Hán sẽ không hiểu ý nghĩa và cách đọc. Vì vậy nên lưu ý một điều là bài vị Thần Tài sẽ được đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo hàng dọc. Lý giải cụ thể như sau:

  • Dòng chữ Hán đầu tiên là “Vật Huê Thiên Bửu Nhật” có nghĩa là “cành vàng lá ngọc”, câu này tán dương và ca ngợi các vị thần.
  • Dòng chữ thứ hai là “Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần” nghĩa là danh hiệu của các vị Thần Tài cai quản 5 phương và các vị Thần Đất cai quản long mạch.
  • Dòng chữ thứ ba là “Tiền Hậu Địa Chủ Tài Nhân” để chỉ các vị chủ đất và có ý nghĩa báo đáp, ghi nhớ tài thần đời trước, đời sau.
  • Dòng chữ thứ tư là “Nhân Kiệt Địa Linh” có ý nghĩa ca ngợi và chúc tụng như cây bạc nở hoa.
  • Cuối cùng, dòng chữ thứ năm là “Tiên Cô Tiên Hửu Tri Thần Vị” là danh hiệu của các vị Thần khác mà gia đình muốn thờ.

Bàn thờ thần tài ông địa có cần bài vị không?

Bài Vị Thần Tài, liễn thờ Ông Địa thường được đặt sau lưng của tượng Ông Địa Thần Tài và được thiết kế với nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Phổ biến nhất là bài vị có nền đỏ chữ vàng, nền đỏ chữ đen hoặc bài vị nền trắng chữ vàng. Chữ trên bài vị được viết tỉ mỉ, rõ ràng và ghi rõ danh hiệu, chức vị của các vị Thần mà gia chủ thờ phụng.

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa có cần bài vị không?
Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa có cần bài vị không?

Bài vị này được coi là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Nếu thờ cúng Thần Tài Thổ Địa mà không có bài vị sẽ không còn ý nghĩa gì và đồng thời cũng làm giảm đi tính linh thiêng trong việc thờ cúng.

Để việc thờ Thần Tài Thổ Địa mang lại may mắn, tài lộc và cát khí thì gia chủ nên đặt liễn thờ hướng ra cửa chính. Không những thế, việc để đúng hướng liễn thờ ông địa còn giúp hóa giải phần nào hung khí và tai họa.

Một số tiêu chí lựa chọn tấm liễn thờ đẹp

Để đánh giá xem bài vị Thần Tài có đẹp hay không, bạn cần đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao cấp, khi chọn mua liễn thờ, gia đình nên chọn các nguyên vật liệu tốt nhất để hoàn thiện liễn thờ. Điều quan trọng là các họa tiết trên liễn cần được thực hiện tỉ mỉ, bao gồm các hoa văn, chữ, rồng và phải được trình bày cẩn thận.

Để lựa chọn được một tấm liễn thờ Ông Địa đẹp cần xem xét nhiều yếu tố.
Để lựa chọn được một tấm liễn thờ Ông Địa đẹp cần xem xét nhiều yếu tố.

Việc lựa chọn khung và phần nền gấm màu đỏ cũng rất quan trọng. Gia đình nên chọn khung gỗ tốt, loại gấm mịn, bóng tạo sự sang trọng và làm nổi bật những họa tiết được trình bày.

Phần mặt sau liễn thờ Ông Địa cần chọn loại tấm ốp hợp kim nhôm Aluminium để hạn chế được tình trạng ẩm mốc, mục nát khi dùng lâu dài.

Khi đánh giá kích thước của liễn thờ Thần Tài, không nên dựa trên kích thước chung của bàn thờ Thần Tài mà phải tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình. Có rất nhiều kích thước khác nhau cho liễn thờ, vì vậy gia đình nên chọn kích thước phù hợp với diện tích khu vực thờ cúng để đảm bảo sự phù hợp và hài hòa.

Bài viết trên của Bàn Thờ Tận Tâm đã giải đáp được thắc mắc về tấm liễn bàn thờ Ông Địa và ý nghĩa của nó. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt để rước tài lộc về nhà. Và nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề tâm linh và thờ cúng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Bàn thờ ông thiên: Ý nghĩa và cách lập bàn thờ ông thiên đúng cách

Ban biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *