Nội thất nói chung hay bàn thờ nói riêng đều có thể gia công từ nhiều chất liệu gỗ. Song, nhờ vào những ưu điểm riêng mà bàn thờ gỗ gụ luôn chiếm trọn sự yêu thích đối với khách hàng. Bàn thờ chế tác từ gỗ gụ có tốt không là câu hỏi chung của nhiều gia chủ hiện nay. Hãy cùng điểm danh những ưu điểm của loại bàn thờ này:

  • Bàn thờ có tuổi thọ rất cao bởi độ cứng vượt trội.
  • Luôn duy trì được kiểu dáng ban đầu sau thời gian sử dụng lâu đi chăng nữa. Bởi gỗ gụ hầu như không bị biến dạng, cong vênh.
  • Gỗ gụ rất hiếm khi bị mối mọt, ẩm mốc.
  • Màu sắc bàn thờ của gỗ gụ rất đa dạng. Chúng thường có màu vàng khi còn mới, sau thời gian sử dụng thì màu sắc có xu hướng chuyển đậm hơn, bề mặt gỗ cũng càng bóng và mịn hơn.
  • Gỗ gụ có mùi hương khá đặc trưng, mang lại cảm giác dễ chịu.
  • Nhờ độ cứng đặc biệt nên quá trình gia công gỗ gụ ít khi gặp phải tình trạng vỡ, gãy nứt... Từ đó mà các nghệ nhân có thể chế tác ra nhiều mẫu sản phẩm có kiểu dáng từ đơn giản đến hiện đại, từ truyền thống, cổ điển đến những mẫu có chi tiết chạm khắc tinh xảo phù hợp với tập tục và nghi lễ thờ cúng của người Việt ta.

Mẹo nhận biết bàn thờ gỗ gụ chính xác

Gỗ gụ là một loại gỗ tự nhiên quý hiếm, do vậy giá trị của chúng cũng khá cao so với các loại gỗ khác. Lợi dụng điều này, rất nhiều cơ sở kinh doanh kém uy tín đã pha lẫn những tạp chất và các chất liệu gỗ khác khi sản xuất tủ thờ gỗ gụ và bán với giá cao.

Do vậy, các gia chủ nên biết cách nhận diện sản phẩm bàn thờ để tránh mua nhầm những sản phẩm kém chất lượng.

  • Màu sắc: Khi mới vừa khai thác, gỗ gụ thường có màu vàng. Với những cây gụ có tuổi thọ cao, hoặc gỗ đã được khai thác sau một thời gian thường chuyển màu nâu đậm cánh gián hoặc nâu đỏ nhạt.
  • Mùi hương: Gỗ gụ thường có mùi hơi chua nếu ngửi gần, tuy nhiên mùi hương này khá dễ chịu chứ không quá nồng nặc.
  • Trọng lượng: Gỗ gụ khá nặng và cho cảm giác chắc chắn khi cầm trên tay.
  • Vân gỗ: Đường vân của gỗ gụ đẹp, thường khá giống với những bông hoa. Thớ gỗ mịn, dễ gia công thành những bề mặt bóng loáng. Gỗ gụ là loại gỗ cao cấp, ít bị cong vênh hay ẩm mốc.

Cách bảo quản để duy trì độ bền và đẹp của bàn thờ từ gỗ gụ

Bàn thờ gỗ gụ không chỉ là một vật phẩm tôn giáo mang ý nghĩa sâu sắc mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt. Để duy trì độ bền và giữ được vẻ đẹp của bàn thờ trong thời gian dài, gia chủ cần thực hiện các biện pháp bảo quản thích hợp:
  • Ánh nắng mặt trời có thể làm mờ màu sắc và làm khô gỗ gụ theo thời gian. Vì vậy, hãy đặt bàn thờ ở nơi tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc sử dụng rèm cửa, màn che để bảo vệ bàn thờ khỏi ánh nắng mạnh.
  • Gỗ gụ nhạy cảm với độ ẩm, vì vậy hãy tránh đặt tủ thờ đẹp gần các nơi dễ tiếp xúc với nguồn nước như cửa sổ, cửa ra vào, nơi có độ ẩm cao...
  • Gỗ gụ có độ cứng cao nhưng vẫn có thể bị hỏng do va đập hoặc va chạm mạnh. Vì vậy, tránh đặt bàn thờ ở nơi chơi đùa, có người đi lại thường xuyên và hạn chế việc trang trí các vật nặng trên bàn thờ để tránh nguy cơ hỏng hóc.
  • Vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ bụi, dầu mỡ... trên bàn thờ bằng cách sử dụng khăn mềm và ẩm để lau nhẹ nhàng, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc chà xát mạnh.

Cách bảo quản để duy trì độ bền và đẹp của bàn thờ từ gỗ gụ

Bàn thờ làm từ gỗ gụ thường thuộc dòng sản phẩm bàn thờ phân khúc tầm trung cho đến cao cấp. Do vậy, giá bàn thờ gỗ gụ thường cao hơn so với những loại gỗ thường như gỗ mít, gỗ sồi... Mặc dù vậy, ngày nay gỗ gụ đã được trồng theo phương thức công nghiệp với quy mô lớn, nên giá cả cũng được điều chỉnh hợp lý hơn.

Nếu đang quan tâm đến dòng sản phẩm này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0824.092.666 để được hỗ trợ kịp thời.