Trang trí bàn thờ ngày Tết: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Trang trí bàn thờ ngày Tết: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Trang trí bàn thờ ngày tết được xem là nét đẹp truyền thống trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ có cách bài trí bàn thờ khác nhau nhưng đều thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Bàn Thờ Tận Tâm.

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày tết

Ở ba miền Bắc Trung Nam của đất nước, việc chuẩn bị và bày biện bàn thờ ngày Tết luôn được coi trọng và xem là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi gia đình. Bàn thờ không chỉ là một nghi thức truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà còn là nơi mỗi người được nhắc nhở về nguồn cội, về những gì đã hình thành và nuôi dưỡng mình.

Vì vậy, sự trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết tỉ mỉ và trang hoàng giúp con cháu gửi gắm lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng vô hạn đến với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đồng thời, việc làm này còn là lời nguyện cầu cho sự hòa thuận, hạnh phúc và sung túc của gia đình trong năm mới, qua đó kết nối các thế hệ trong dòng họ và duy trì sự ấm áp, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày tết

Các bước trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản

Dưới đây là hướng dẫn về cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết một cách đơn giản nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa và tôn nghiêm, giúp bạn và gia đình đón Tết trong không gian ấm cúng và đầy lòng kính cẩn đối với những người đã khuất:

Bước 1: Vệ sinh bàn thờ sạch sẽ

Trước khi tiến hành trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày tết, quý gia chủ cần phải lau dọn, vệ sinh bàn thờ cẩn thận và sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính mong muốn năm mới gặp nhiều điều may mắn và tài lộc.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật trang trí cho bàn thờ

Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trang trí bàn thờ tết theo phong tục của gia đình mình. Những vật dụng thường được sử dụng để trang trí gồm:

  • Quần áo, xe cộ và giấy tiền vàng mã.
  • Một bình hoa tươi hợp phong thủy như hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa mai, hoa đào…
  • Chuẩn bị nước, trà hoặc bình rượu cúng gia tiên.
  • Mâm ngũ quả và mâm cơm cúng.
  • Bánh mứt, trầu cau, chân nến…

Bước 3: Trang trí bàn thờ tết (Hình ảnh minh họa)

Bạn có thể tiến hành trang trí bàn thờ trong dịp tết tùy theo sở thích và đặc trưng riêng của truyền thống gia đình. Sau đây là những hình ảnh gợi ý cách bày biện và trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản bạn có thể tham khảo:

Hình 1: Trang trí bàn thờ tết đẹp với hoa mai
Hình 1: Trang trí bàn thờ tết đẹp với hoa mai
Hình 2: Cách trang trí bàn thờ ngày tết đẹp với cành hồng
Hình 2: Cách trang trí bàn thờ ngày tết đẹp với cành hồng
Hình 3: Bày trí bàn thờ tổ tiên ngày tết bằng vật phẩm phong thủy
Hình 3: Bày trí bàn thờ tổ tiên ngày tết bằng vật phẩm phong thủy
Hình 4: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết với mâm cơm cúng
Hình 4: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết với mâm cơm cúng
Hình 5: Trang trí bàn thờ tết đẹp với các loại bánh truyền thống như bánh tét, bánh chưng…
Hình 5: Trang trí bàn thờ tết đẹp với các loại bánh truyền thống như bánh tét, bánh chưng…
Hình 6: Bàn thờ ngày tết đẹp đơn giản với mâm ngũ quả
Hình 6: Bàn thờ ngày tết đẹp đơn giản với mâm ngũ quả
Hình 7: Hình ảnh trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản đẹp
Hình 7: Hình ảnh trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản đẹp

Bước 4: Kiểm tra vị trí vật phẩm trên bàn thờ

Khi trang trí bàn thờ, bạn nên kiểm tra lại vị trí đặt của các vật phẩm thờ cúng đã đúng chuẩn chưa dựa vào những gợi ý sau:

  • Bát hương chính giữa, hai bát nhỏ hai bên tạo thế tam tài.
  • Hoành phi treo giữa, câu đối hai bên.
  • Đặt đôi chân nến, đèn dầu… ở góc ngoài.
  • Mâm bồng và bình hoa hai bên lư hương hoặc trước di ảnh.
  • Đỉnh hương đặt chính giữa.
  • Hạc thờ hai bên đỉnh, kỷ chén trước bát hương.
  • Lễ vật gia tiên đặt ngang nhau, bàn thờ Ông Địa, các vị thần linh thì đảm bảo bên trái cao hơn phải.

Hướng dẫn chuẩn bị bàn thờ gia tiên ngày tết chỉn chu

Trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết, quý gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, tạp khí trên cơ thể và mặc quần áo chỉnh tề để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên và thần linh.

Sắp xếp bàn thờ chuẩn phong thủy

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình Việt Nam. Đây là nơi thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với những người đã khuất. Vì vậy, bàn thờ cần được lựa chọn và sắp xếp chu đáo trước khi đi vào trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết:

  • Bàn thờ cần được đặt ở vị trí sạch sẽ, trang nghiêm, tránh đặt ở nơi có gió lùa và ẩm thấp với hướng đặt được lựa chọn theo phong thủy, hợp với mệnh của gia chủ.
  • Kích thước bàn thờ ngoài việc chuẩn lỗ ban cũng cần phù hợp với không gian của căn nhà, không nên quá to hoặc quá nhỏ để thuận lợi hơn việc thờ cúng, sinh hoạt và dọn dẹp.
  • Màu sắc bàn thờ nên là màu vàng hoặc nâu gỗ, tạo cảm giác ấm cúng, trang nghiêm, tránh sử dụng màu sắc quá sặc sỡ, gây rối mắt.

Vệ sinh, lau dọn bàn thờ ngày tết đúng cách

Việc vệ sinh bàn thờ đúng cách không những giữ gìn sự trang nghiêm của không gian thờ cúng, mà còn tạo nên luồng năng lượng tích cực cho toàn bộ ngôi nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lau dọn trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết theo nguyên tắc phong thủy, giúp bạn thực hiện nghi thức này một cách chu đáo nhất:

  • Sắp xếp nhà cửa: Việc lau chùi nhà cửa, đặc biệt là khu vực xung quanh bàn thờ, cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Đồng thời, bạn nên mở rộng các cửa sổ và cửa ra vào để giúp không khí lưu thông, mang lại năng lượng tích cực cho không gian thờ cúng.
  • Thắp hương và đọc bài khấn thông báo với gia tiên: Điều này nhằm mục đích thông báo và xin phép tổ tiên, thể hiện sự kính trọng và mong muốn được gia tiên chấp thuận trước khi bắt đầu quá trình lau dọn. Việc vệ sinh chỉ nên bắt đầu sau khi nhang đã cháy hết, đây là dấu hiệu cho thấy sự đồng ý của tổ tiên.
  • Lau dọn bàn thờ: Sử dụng khăn sạch và các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng dành riêng cho việc lau chùi bàn thờ. Các vật dụng trên bàn thờ như tượng Phật, bài vị, đồ thờ cúng… nên được làm sạch bằng hỗn hợp rượu trắng pha loãng cùng nước và gừng để vừa đảm bảo tính sát khuẩn mà vẫn giữ được sự trang nghiêm.
  • Tỉa chân nhang: Rút hoặc tỉa bớt nhang trong bát nhang, lưu ý giữ lại một số lượng chân nhang theo số lẻ như 3, 5, 7, hoặc 9.
  • Xử lý phần tro: Đối với chân nhang đã được tỉa bỏ, thay vì vứt bỏ một cách tùy tiện, chúng nên được xử lý một cách cẩn thận bằng cách đốt chúng rải tro xuống dòng sông hoặc bón cho cây.
  • Thắp hương sau khi hoàn thành: Sau khi hoàn tất quá trình dọn dẹp, gia chủ sẽ tiếp tục với nghi thức thắp nhang để thông báo với gia tiên việc hoàn tất việc vệ sinh bàn thờ.

Hướng dẫn chuẩn bị bàn thờ gia tiên ngày tết chỉn chu

Lựa chọn vật phẩm thờ cúng phù hợp

Việc bày biện và sắp xếp các vật phẩm trang trí bàn thờ ngày tết cần được thực hiện một cách trang nghiêm, cẩn thận, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tận Tâm gợi ý đầy đủ các đồ thờ cúng dùng để trang trí bàn thờ tết, bạn có thể linh hoạt trong việc chuẩn bị, lựa chọn lễ vật có ý nghĩa phù hợp với sở thích và không gian thờ cúng của gia đình mình:

Mâm ngũ quả

Bày biện trên bàn thờ vào dịp Tết, mâm ngũ quả là biểu tượng của sự sum vầy và đoàn tụ, thể hiện mong muốn được quây quần bên nhau của các thành viên trong gia đình, đặc biệt trong mỗi dịp tết đến xuân về. Hơn thế nữa, mỗi mâm ngũ quả (gồm 5 loại quả được sử dụng tùy theo phong tục của mỗi vùng miền), giúp gửi gắm ước nguyện của gia chủ về một năm mới tràn đầy an khang và thịnh vượng.

Bát hương

Bát hương cần được thường xuyên lau chùi sạch sẽ vì đây không những là nơi để thắp hương, khấn vái và thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên; mà còn là nơi liên kết kết thiêng liêng với thế giới tâm linh, giúp con người tìm về nguồn cội. Mỗi làn khói mang theo lời nguyện cầu và biểu thị sự nhớ thương, kính trọng của con cháu đến ông bà, tổ tiên và thần linh.

Hoa tươi

Nên sử dụng các loại hoa tươi như hoa huệ, hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…. để cắm lên lọ hoa trên tủ thờ ngày tết. Vì sự hiện diện của những loại hoa này là hơi thở của sự sống, góp phần mang đến sự tươi mới và vẻ thanh khiết không gian thờ cúng. Mỗi bông hoa, với sắc màu rực rỡ và hương thơm dịu nhẹ, tượng trưng cho sự kính ngưỡng, lòng biết ơn sâu sắc và mong muốn gửi gắm những điều tốt đẹp nhất đến với thế giới tâm linh.

Nến hoặc đèn dầu

Đôi chân nến hoặc đèn dầu tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, là biểu tượng của âm dương, trời đất. Vật phẩm trang trí bàn thờ ngày tết này thường được đặt ở hai bên của bàn thờ, phía trước bát hương và cần được thắp trên bàn thờ vào mỗi đêm trong ngày tết. Vì sự lung linh, huyền ảo của ánh sáng từ ngọn nến, đèn dầu được coi là minh chứng cho sự soi đường, dẫn lối của thần linh và tổ tiên, mang lại cho không gian thờ cúng một không khí trang nghiêm, tôn kính.

Lựa chọn vật phẩm thờ cúng phù hợp

 

Tiền vàng

Tiền vàng là vật phẩm được sử dụng thường xuyên trong nghi lễ thờ cúng với ý nghĩa kết nối con người với thế giới tâm linh. Đặt tiền vàng lên bàn thờ vào mỗi dịp đầu xuân thể hiện ước nguyện của gia chủ về một năm mới tràn đầy may mắn, thịnh vượng và sung túc.

Trầu cau

Đặt trầu cau trên bàn thờ tổ tiên ngày tết vừa thể hiện lòng thành kính đối với thần linh và tổ tiên đã khuất, vừa là cách mà con cháu bày tỏ sự gắn bó, thủy chung và tình đoàn kết gia đình các thế hệ. Qua việc sử dụng trầu cau trong nghi lễ thờ cúng và trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết, người Việt khẳng định tầm quan trọng của sự kết nối và tôn trọng giữa con người với nguồn cội và truyền thống lâu đời của dân tộc.

Rượu

Khi dâng rượu lên tổ tiên và thần linh, người Việt gửi gắm những ước nguyện về một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khỏe và thịnh vượng. Rượu là một phần của văn hóa giao tiếp, sự kết nối giữa con người với con người, và giữa con người với thế giới tâm linh. Trong không khí trang trọng của ngày tết, hương vị của rượu tạo nên một không gian ấm cúng, gần gũi, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trà hoặc nước

Bát nước hoặc bát trà, biểu tượng của sự thanh cao, tinh khiết, là những vật thường dùng để dâng lên cho ông bà tổ tiên và nên được đặt ở giữa bát hương. Với hương vị thanh tao, những lễ vật này được xem là nét tinh hoa của văn hóa, nơi con người tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn và nuôi dưỡng sự tôn kính với những người đã khuất.

Bài vị

Bài vị trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết thường được làm từ giấy hoặc gỗ mỏng, với chức năng ghi tên và thông tin của người đã qua đời, đóng vai trò quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Việc bày trí bài vị sao cho phù hợp với phong thủy là một nghi thức trọng yếu mà gia chủ cần phải chú ý và thực hiện kỹ lưỡng để mang lại sự yên bình và may mắn cho gia đình.

Ngoài những lễ vật thờ cúng phía trên, quý gia chủ có thể chuẩn bị thêm những vật phẩm sau đây để sắp xếp trang trí bàn thờ ngày tết được đẹp và đủ đầy hơn:

  • Đôi hạc thờ: Thường được đặt ở hai bên của bàn thờ, phía sau bài vị, tượng trưng cho sự cao quý, thanh thoát, trường tồn.
  • Chuông: Vật dùng dùng để báo hiệu cho tổ tiên biết khi con cháu thắp hương, khấn vái và thường được đặt ở phía sau bài vị.
  • Nhạc khí: Được đặt phía sau bàn thờ, dùng để tạo không khí trang nghiêm, linh thiêng trong các buổi lễ cúng bái.
  • Tượng Phật, tượng Quan Âm, tượng Thánh, tượng Thần Linh…: Thường được đặt ở phía trên bàn thờ, giúp con cháu cầu mong sự phù hộ, độ trì của các đấng thần linh và tổ tiên.
  • Tấm hoành phi, câu đối: Là những lời lẽ trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên và thường được treo trên bàn thờ.

Tham khảo thêm về: TOP ý tưởng, cách trang trí bàn thờ ông địa ngày tết chuẩn, đẹp

Những nguyên tắc trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản

Trang trí bàn thờ tết đẹp nhất cần được thực hiện cẩn thận và sớm, tốt nhất nên bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, giúp thể hiện sự tôn kính của gia đình đối với ông bà tổ tiên. Quý gia chủ cần chú ý thực hiện trang trí nơi thờ cúng theo những nguyên tắc sau đây để đảm bảo tránh những điều kiêng kỵ và mang lại may mắn trong phong thủy:

Nguyên tắc ưu tiên vị trí, xem xét hướng

Vị trí bàn thờ ngày tết miền Nam Bắc hoặc Trung đều phải được chọn lựa kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nền tảng thờ cúng vững chắc. Tốt nhất là nên lập không gian riêng biệt, cách biệt hoàn toàn nơi sinh hoạt thường ngày. Trường hợp không thể, quý gia chủ có thể xem xét đặt bàn thờ trong phòng sinh hoạt chung nhưng tránh đặt tại các khu vực như phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp…

Dựa theo phong thủy, bàn thờ nên được đặt tại những vị trí thuận lợi theo thuật Cửu Cung Thần Sát như Dương Quý nhân, Âm Quý nhân, Thiên Lộc (nếu thuộc cung Tài thì gọi là Lộc cư Lộc vị, nghĩa là vị trí may mắn) và Thiên Mã. Trong số đó, Âm Quý nhân được xem là vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ.

Những nguyên tắc trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản

Nguyên tắc sạch sẽ kích hoạt năng lượng tốt

Bàn thờ, nơi linh thiêng mà các bậc tiền nhân của gia đình ngự trị, cần được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong ngôi nhà. Đồng thờ, không gian thờ cúng còn là nơi thiêng liêng của gia đình, chứa đựng nhiều kí ức và tình cảm qua các thế hệ. Do đó, việc giữ gìn sự sạch sẽ và thoáng đãng cho bàn thờ được coi là nhiệm vụ hàng đầu, cần được thực hiện một cách thận trọng và tỉ mỉ, để biểu thị sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Điểm khác biệt trong trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết 3 miền

Mỗi miền có những cách trang trí bàn thờ Tết khác nhau, thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của vùng miền đó. Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản nhất trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam:

Trang trí bàn thờ ngày tết miền Bắc

Bàn thờ miền Bắc thường sẽ được đặt ở vị trí cao nhất trong nhà và hướng ra cửa chính. Trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc được nhiều người đánh giá là cầu kỳ và trang trọng hơn so với các miền khác.

Đặc trưng của bàn thờ là mâm ngũ quả ở miền Bắc ngày tết sẽ gồm năm loại quả được lựa chọn tùy theo sở thích và quan điểm của từng gia chủ. Mỗi loại được chọn sẽ mang một sắc màu riêng biệt và tượng trưng cho ngũ hành tương sinh. Trong đó, bưởi và chuối được coi là hai loại quả không thể thiếu vì chúng mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng.

Trang trí bàn thờ ngày tết miền Bắc

Mâm cơm bàn thờ ngày tết miền Bắc thường được chuẩn bị rất chu đáo, đầy đủ các món ăn truyền thống như thịt gà, thịt lợn, cá, giò chả, xôi, bánh chưng…. Trong suốt ba ngày tết, nhang luôn được đốt trên bàn thờ và thực hiện cúng ba bữa mỗi ngày. Một quy tắc quan trọng trong việc chuẩn bị mâm cúng là số lượng bát và đĩa phải cân xứng với nhau. Điều này tượng trưng cho sự cân đối và hài hòa, mang lại may mắn và thuận lợi cho gia đình trong năm mới.

Bày trí bàn thờ ngày tết miền Trung

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết ở miền Trung thường đơn giản hơn so với miền Bắc nhưng vẫn đảm bảo đủ lễ, gọn gàng và đẹp mắt. Điểm nhấn của bàn thờ là mâm ngũ quả được chọn lựa dựa trên sở thích cá nhân của mỗi gia đình. Tuy nhiên, quý gia chủ thường sẽ tránh các loại quả mang vị đắng chát và ưu tiên những loại quả ngọt, có hình dáng tròn đẹp và bảo quản lâu dài. Không chỉ mâm quả, bàn thờ còn được tô điểm bằng những đĩa bánh đặc sản truyền thống như bánh in, bánh tét, bánh tổ, bánh đậu xanh… tạo nên một không gian Tết đầy màu sắc và hương vị đặc trưng của miền Trung.

Bày trí bàn thờ ngày tết miền Trung

Trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam

Mâm bồng, một biểu tượng quan trọng trong ngày Tết ở miền Nam Việt Nam, được trang trí với năm loại quả cố định mãng cầu, dừa, đủ, xoài và sung. Những loại quả này có cách đọc thuận miệng là “Cầu vừa đủ xài sung túc”, biểu thị nguyện vọng về một năm mới đầy ắp sức khỏe, thịnh vượng và tài chính dồi dào.

Trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam

Nét độc đáo trong phong tục ngày Tết ở miền Nam là việc đặt món khổ qua xào trứng trên mâm cúng vào ngày cuối năm với hy vọng những khó khăn, gian truân sẽ qua đi, mở đường cho một năm mới ấm no và hạnh phúc. Bên cạnh đó, mâm cúng bàn thờ ngày tết miền Nam còn được làm phong phú với những món ăn truyền thống như thịt kho tàu, canh măng, chả giò… tạo nên một bàn thờ đầy màu sắc, hương vị, và ý nghĩa.

Lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết, cần lưu ý những điểm sau:

  • Bàn thờ nên đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng đãng và tránh vị trí có gió lùa hoặc ẩm ướt.
  • Đảm bảo vị trí của các đồ thờ cúng cân đối, hài hòa và hạn chế việc đặt quá nhiều đồ đạc, tạo cảm giác lộn xộn, làm cho bàn thờ mất đi vẻ trang nghiêm.
  • Bày trí bàn thờ theo đúng các nguyên tắc phong thủy, thể hiện lòng thành kính đối với thần linh và tổ tiên. Không nên đặt các vật dụng như gương, dao, kéo… lên bàn thờ.
  • Lễ vật cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo tươi mới và đặt đúng vị trí.

Lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Trên đây là thông tin hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày tết chi tiết và đầy đủ nhất từ Bàn Thờ Tận Tâm. Hy vọng, với bài viết này quý gia chủ có thể dễ dàng hơn trong việc bày biện bàn thờ và có cho mình một cái tết trọn vẹn ý nghĩa hơn. Nếu cần được tư vấn thêm, mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Mời xem thêm: Bàn thờ gia tiên miền Nam có gì đặc biệt về cách bài trí?

Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *