Thờ phật tại gia nên thờ phật nào là một trong những vấn đề mà nhiều Phật tử quan tâm khi đã, đang và chuẩn bị thờ Phật trong gia đình. Bởi mỗi đức Phật đều có những ý nghĩa tâm linh riêng biệt, ảnh hưởng đến sự an yên và bình an của gia đình. Hiểu rõ mối bận tâm này, Bàn Thờ Tận Tâm xin chia sẻ một số lời khuyên về việc thỉnh tượng Phật để thờ tại gia, giúp quý gia chủ có được lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình.

Những vị Phật nên thờ tại nhà và ý nghĩa của từng vị

Nhiều người mong muốn và có ý định thờ Phật tại nhà để thể hiện lòng thành kính, niềm tin và cầu nguyện cho gia đạo được an lành. Sau đây là một số gợi ý giúp gia chủ quyết định nên thờ vị Phật nào tại nhà:

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni được xem là giáo chủ, người sáng lập ra Phật giáo và là bậc đạo sư viên mãn giác ngộ. Ngài đã thị hiện ở trần gian 8000 lần để thuyết pháp và giáo hóa chúng sinh. Mỗi lần thị hiện, Ngài đều dùng nhiều phương pháp khéo léo, giảng kinh thuyết pháp để giúp chúng sinh vượt qua mê lầm, khai tỉnh và tu hành chính đạo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thoát khỏi luân hồi sinh tử và được các Phật tử tôn kính với nhiều tên gọi như là “Bậc Thế Tôn”, “Phật Tổ Như Lai”, “Phật Đà”…

Thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào? Thờ Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Dược Sư

Phật Dược Sư được biết đến với lòng từ bi, Ngài ước mong chúng sinh đều có được trí tuệ vô biên để giải thoát khổ đau và được an lạc hạnh phúc. Ngài hiểu rằng trong mỗi người chúng ta đều có tiềm năng tạo ra niềm vui, sự hài lòng cho bản thân và cả cho người khác. Những vì lý do họ bị vô minh ngăn cản đã trở nên mù quáng, thiếu đi trí tuệ, vì vậy không thể tự do, không thể làm những việc có ích cho cuộc sống.

Thờ Phật Dược Sư

Phật A Di Đà

Một truyền thuyết kể rằng đức Phật A Di Đà đã từng là một vị vua trên trần gian. Khi nhận ra cuộc sống ở cõi trần gian này vô thường, ông đã bỏ ngai vàng để tu hành, sau đó trở thành Phật và mang trong mình quyết tâm sẽ cứu độ chúng sinh đến cõi vô ưu. Vì thế, nếu muốn thoát khỏi những khổ đau của cuộc sống, việc thờ cúng đức Phật A Di Đà là rất quan trọng và phù hợp với mong muốn của gia chủ.

Thờ Phật A Di Đà

Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có lòng từ bi cao cả, Ngài có nhiều hình thức hiện diện để giúp chúng sinh giải thoát khỏi những tai ương, hoạn nạn trong cuộc sống nơi trần thế. Nhất là những tai nạn về lửa, nước, đao kiếm hay quỷ ma. Quan Thế Âm Bồ Tát được biết đến là luôn giúp đỡ con người vượt qua khổ đau và khuyến khích chúng sinh tu tập tích đức. Người thờ tượng Quan Âm tại nhà sẽ mang đến sự an lạc cho tâm hồn, cũng như được an ủi, chia sẻ mọi gian nan, cực khổ. Và vị Bồ Tát này cũng được rất nhiều gia đình lựa chọn khi có băn khoăn không biết thờ Phật tại gia nên thờ phật nào.

Thờ Phật tại nhà nên thờ Phật nào? Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Phật Di Lặc

Một trong những biểu tượng phổ biến của sự thịnh vượng và hạnh phúc là Phật Di Lặc. Ngài thường được gắn liền với những vật phẩm mang ý nghĩa tốt lành, chẳng hạn như đồng xu, vàng bạc hay túi châu báu vô tận. Ngoài ra, đức Phật Di lặc còn mang theo Hồ lô, tượng trưng cho sức sống và tuổi thọ, hoặc Gậy như ý, tượng trưng cho sự quyền uy và thành công. Tượng Phật Di Lặc có nụ cười rạng rỡ và phúc hậu là lựa chọn được nhiều người ưa chuộng, vì họ tin rằng Ngài sẽ mang lại niềm vui và may mắn cho cuộc sống.

Thờ Phật Di Lặc

Thờ theo bộ tôn tượng Phật

Ngoài việc thờ riêng một vị Phật nào đó, một số gia đình còn chọn cách lập bàn thờ bộ tôn tượng Phật như sau:

  • Tam Thế Phật gồm: Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Đây là ba vị Phật biểu trưng cho ba mốc thời gian là quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Tây Phương Tam Thánh gồm: Đức Phật A Di Đà, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí. Đây là ba vị đại diện cho chốn Tây Phương Cực Lạc.
  • Ta Bà Tam Thánh gồm: Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đây là ba vị thánh tượng trưng cho lòng từ bi, hỷ xả và giải thoát.
  • Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát. Đây là ba vị liên quan đến kinh Hoa Nghiêm, một trong những kinh điển quan trọng của Phật giáo.
  • Đông Phương Tam Thánh gồm: Đức Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát. Đây là ba vị thánh có thể phù hộ cho chúng sinh khỏi bệnh tật và tai ương.

Thờ theo bộ tôn tượng Phật

Những lưu ý cần nhớ khi thờ Phật tại gia

Để thể hiện sự kính trọng đức Phật, nhiều người chọn thờ Phật tại gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều cần tránh khi bày bàn thờ Phật để không vi phạm đạo lý. Dưới đây là một số điều cấm kỵ khi bày bàn thờ Phật mà bạn nên lưu ý:

  • Không được mua tượng Phật, ảnh Phật một cách tùy tiện. Chỉ nên thờ tối đa ba đức Phật theo các bộ tôn tượng Phật thì nên sắp xếp đúng thứ tự, không sắp xếp, đổi vị trí tùy tiện.
  • Không khai quang tượng Phật khi mua về. Vì việc thỉnh tượng Phật về nhưng không khai quang, điểm nhãn thì tượng chỉ như một món đồ bình thường, đây là điều đại bất kính. Cần chọn ngày, giờ lành tháng tốt để thỉnh tượng và khai quang, điểm nhãn cho tượng khi muốn thờ Phật tại gia.
  • Không đặt tượng Phật trong phòng ngủ. Chỉ nên đặt tượng Phật và thờ Phật ở nơi tôn nghiêm, trang trọng với lòng thành kính nhất.
  • Không thay đồ cúng Phật hằng ngày. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình nhưng đối với đồ cúng trên bàn thờ Phật thì bắt buộc phải thay mới mỗi ngày để thể hiện lòng thành và sự tôn kính đối với đức Phật.

Những điều kiêng kỵ cần nhớ khi thờ Phật tại gia

  • Không nên lau chùi, vệ sinh tượng Phật bằng khăn lau chung vì như vậy sẽ phạm bất kính với Phật. Chỉ lau chùi tượng hoặc ảnh Phật khi thấy có bụi bám vào và phải dùng một chiếc khăn mới, riêng biệt và sạch sẽ để lau. Và nên lau chùi từ trên xuống.
  • Không nên quăng hoặc ném tượng Phật vào một góc kể cả khi tượng Phật đã quá cũ. Nếu muốn thay đổi tượng Phật mới thì nên mang tượng Phật cũ lên chùa và thỉnh một tượng Phật mới về, làm đầy đủ các nghi lễ và thờ.
  • Không nên dùng chổi quét hoặc vứt các mảnh vỡ khi tượng Phật bị rơi vỡ. Gia chủ nên dùng những miếng giấy vàng, sau đó gom những mảnh vỡ của tượng lại và gói vào giấy đó, sau đó đốt vào ngày mồng một dưới ánh nắng mặt trời để tiễn Phật quy vị.
  • Không đặt tượng phật lộn xộn với gia tiên. Tượng hoặc ảnh Phật phải được đặt ở vị trí chính giữa, cao nhất và ảnh ông bà tổ tiên thấp hơn ở bên hai bên.
  • Không được bôi hay xức dầu thơm, nước hoa lên tượng Phật, vì mùi thơm đó là những sản phẩm của thế tục phàm trần, khiến tâm bất tịnh.
  • Không được thờ thần hoặc thánh khác chung với Phật. Chỉ được thờ thần, thánh hoặc chỉ thờ Phật.
  • Không thờ Phật vì những mưu cầu danh lợi, mong muốn sự giàu sang phú quý. Vì khi có những ý định đó mới thờ Phật sẽ dễ dàng sinh tà nghiệp, sống sai trái với đạo.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp xong thắc mắc thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào cùng với cách bài trí bàn thờ Phật đẹp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết trên hoặc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline củ Bàn Thờ Tận Tâm để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Đọc tiếp: Mẫu Bàn Thờ Phật đẹp tại gia và nguyên tắc lập

Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *