Bàn thờ ngày Tết miền Bắc: Ý nghĩa và cách bày trí đúng nhất

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc: Ý nghĩa và cách bày trí đúng nhất

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc được coi là một điều cần được gìn giữ, tôn trọng và nên được trang hoàng, sắp xếp một cách chỉn chu nhất. Điều này sẽ giúp cho những gia đình được hạnh phúc, ấm no và may mắn vào năm mới. Vậy bạn có biết trên bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc gồm những gì và nên bày biện bàn thờ sao cho hợp lý và phù hợp với phong tục tập quán không? Nếu đây là điều mà bạn thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Bàn Thờ Tận Tâm nhé!

Ý nghĩa của việc bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Cách bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc thể hiện sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của người Việt Nam từ ngàn đời nay. Bên cạnh đó, bày trí bàn thờ thật trang hoàng còn bày tỏ được lòng biết ơn và kính trọng với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Ý nghĩa của việc bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Ý nghĩa của việc bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Việc bày biện bàn thờ ngày Tết ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam luôn có một sự quan trọng nhất định trong đời sống mỗi gia đình người dân Việt Nam. Tuy nhiên, miền Bắc cũng chính là nơi gìn giữ và phát triển những phong tục và văn hoá Việt Nam từ ngàn xưa một cách mạnh mẽ nhất. Vì vậy nên việc bày bàn thờ tổ tiên tại miền Bắc cũng theo đó được quan tâm và chăm chút một cách trang trọng, cầu kỳ và quy củ hơn những vùng miền còn lại.

Bày biện, trang trí bàn thờ ngày Tết hướng đến việc nhắc nhở con cháu tưởng nhớ về cội nguồn. Ngoài ra, việc này cũng mang ý nghĩa là một lời gửi gắm chân thành mong cầu gia đình hoà thuận, hạnh phúc và đủ đầy.

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc cần có những gì?

Để việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc trở nên đầy đủ và dễ dàng, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc cần có những gì?
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc cần có những gì?

Mâm ngũ quả

Đây là thứ không thể thiếu được trong bàn thờ ngày Tết của cả 3 miền. Đối với bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc, mâm ngũ quả sẽ gồm những loại quả sau: Chuối, bưởi, sung hoặc quất, táo và lựu. Đây là các loại trái cây biểu tượng cho sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.

Mâm cơm cúng gia tiên

Tiếp đến là mâm cơm cúng, bạn cần chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm có những món sau: 1 đĩa xôi, 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 con gà trống luộc, 1 đĩa rau xào và 1 cái bánh chưng đã bóc vỏ.

Đồ trang trí bàn thờ

Cuối cùng là đồ trang trí trên bàn thờ cho ngày Tết, có thể lựa chọn những bộ đồ thờ Bát Tràng sang trọng, đầy đủ. Tuy nhiên, khi chuẩn bị bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và lau khô bằng khăn mới trước. Những thứ cần chuẩn bị gồm 1 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến để thắp sáng liên tục từ ngày 30 đến hết mùng 3 Tết. Cùng với đó là cây vàng bạc, cây tài lộc đặt bên phải bàn thờ và một bình hoa tươi đặt ở bên trái.

Lưu ý, bạn phải bố trí làm sao cho hợp lý để bày mâm cỗ cúng, mâm ngũ quả. Đặc biệt, cần lưu ý không được sử dụng hoa ly để trưng trên bàn thờ bởi loài hoa này có ý nghĩa của sự chia ly.

Những nguyên tắc cần nhớ khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ ngày Tết phải được chuẩn bị từ rất sớm. Thông thường vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày Ông Công Ông Táo về trời thì người Việt có tục lau dọn bàn thờ để chuẩn bị chào đón gia tiên trở về thăm nhà. Dưới đây là một vài quy tắc về việc trang hoàng bàn thờ ngày Tết:

Nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng”

Tốt nhất là cần có một phòng riêng gọi là phòng thờ tự, nếu không thì nên đặt trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách, không được đặt tại phòng ngủ, phòng ăn hoặc phòng bếp.

Theo quan điểm phong thuỷ chuyên sâu thì từ “Vị” ở đây chính là khi bàn thờ được đặt tại các cát cung của thuật định vị Cửu Cung Thần Sát gồm: Âm Quý Nhân, Dương Quý Nhân, Thiên Lộc, Thiên Mã. Trong đó Âm Quý Nhân được xem là vị trí đặt bàn thờ đại cát khánh, kế tiếp là Dương Quý, tiếp theo sau là Lộc vị, thứ nữa mới là 16 cung Huyền khổng trạch vận (tức là cung Diên Thọ, Tài lộc và Cát Tường).

Những nguyên tắc cần nhớ khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Những nguyên tắc cần nhớ khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Nguyên tắc sạch sẽ giúp kích hoạt cát khí

Bàn thờ là nơi ngự vị của những bậc tiền nhân, tổ tiên trong gia đình. Vì vậy, bàn thờ nên được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà.

Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc đầu tiên phải làm và phải thực hiện hết sức tỉ mỉ, chu đáo. Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ phải mới hoặc được dùng riêng biệt.

Không gian thờ cúng là nơi linh thiêng trong gia đình và là nơi chứa đựng nhiều kỉ niệm tình cảm của mọi thành viên trong gia đình cùng với ông bà tổ tiên. Chính vì vậy việc giữ bàn thờ được sạch sẽ và thông thoáng không những là sự quan tâm và kính trọng của con cháu với tổ tiên mà còn là sự chăm chút, nuôi dưỡng cho phần tâm hồn của mỗi người.

Mời bạn đọc thêm: Top phụ kiện trang trí bàn thờ và cách bày trí hợp phong thủy

Cách trang trí cho bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Việc bày biện bàn thờ ngày Tết miền Bắc là một việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng cho ngày Tết.

Ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả đẹp chuẩn

Năm loại quả dùng để bày mâm mang ý nghĩa tượng trưng cho kết quả lao động. Nhân dân ta dùng ngũ quả để cúng cho trời đất nhằm cầu một năm mới tốt đẹp. Từ “ngũ” cũng thể hiện cho năm mong muốn của người Việt Nam là phú, quý, thọ, khang, ninh. “Quả” là trái cây thông thường có nhiều lá và có hoa, có loại kết thành chùm và mọc ra từ cây. Chúng là biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và là sự may mắn. Từ đó, “ngũ quả” cũng mang ý nghĩa là kết quả của một năm vừa qua của người dân.

Ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả đẹp chuẩn
Ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả đẹp chuẩn

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc được thể hiện thông qua việc lựa chọn các loại trái cây. Cụ thể như:

  • Quả bưởi: Có ý nghĩa tượng trưng cho sự viên mãn và trường tồn.
  • Nải chuối: Quả chuối có ý nghĩa như bàn tay rộng đang chở che và được thần linh che chở.
  • Quả sung, quả quất: Mang lại sự may mắn và thịnh vượng.
  • Quả táo: Loại quả này có ý nghĩa của cuộc sống ấm no và sung túc.
  • Quả lựu: Tượng trưng cho sự sum vầy và mong ước gia đình luôn đông đủ con cái.

Cách bày trí mâm ngũ quả:

Đặt nải chuối lên, nên chú ý chọn nải đều quả và xanh, nếu có hoa ở đầu quả càng tốt. Chính giữa trên nải chuối đặt lên quả phật thủ hoặc quả bưởi. Đối với những loại quả khác bạn xếp đan xen xung quanh nải chuối để tạo thành tam giác sao cho cân đối. Lưu ý, bạn chỉ được lựa chọn 5 loại quả và không bày mâm ngũ quả quá cao hay quá thấp đều khó coi. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những loại quả theo số lẻ sẽ mang nhiều may mắn và ý nghĩa phong thuỷ.

Cách chuẩn bị mâm cơm thờ cúng gia gia tiên

Những món được nấu để chuẩn bị mâm cúng trên bàn thờ ngày Tết gồm: Bánh chưng, nem rán, xôi, gà luộc, giò lụa, canh măng hầm chân giò, miến xào lòng gà, canh mọc, canh bóng thả, giò thủ, dưa muối… Một mâm cúng cần đầy đủ các thực phẩm hoặc bạn cần thay đổi một chút cho phù hợp là được. Cần có gà trống luộc đối với mâm cúng ngày 30 Tết và mùng 1.

Cách chuẩn bị mâm cơm thờ cúng gia gia tiên
Cách chuẩn bị mâm cơm thờ cúng gia gia tiên

Khi làm mâm cúng bạn cũng cần lưu ý tới lựa chọn số bát và đĩa, thường chọn số lượng bát đĩa như: số 4, 6 và 8. Đây là những số có ý nghĩa đem lại sự may mắn và thịnh vượng.

Các loài hoa nên cắm trên bàn thờ ngày Tết

Bạn cũng nên tìm hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của một số loài hoa để trang trí bàn thờ ngày Tết giúp mang lại hạnh phúc, tài lộc cho gia đình. Chẳng hạn như:

Các loài hoa nên cắm trên bàn thờ ngày Tết
Các loài hoa nên cắm trên bàn thờ ngày Tết
  • Hoa lan: biểu hiện của sự trong trắng, thuần khiết và trong sáng.
  • Hoa đào, hoa mai: Tượng trưng cho phú quý, thịnh vượng và tạo nên sức sống mới.
  • Hoa cúc vàng: Tượng trưng cho phúc lộc, trường thọ và may mắn.
  • Hoa huệ: Xua đuổi tà ma, quỷ dữ.
  • Hoa đồng tiền: Mang ý nghĩa hạnh phúc và thịnh vượng.

Cách sắp xếp lễ vật trên bàn thờ vào ngày Tết miền Bắc

Cách bày biện bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường bày theo ý thích cho đẹp mắt. Đồ cúng thường là quần áo giấy, rượu, tiền vàng mã, mâm quả… Tuy nhiên, để bàn thờ được gọn gàng, đẹp mắt và có quy củ hơn thì nên sắp xếp như sau:

Đối với đồ vật trang trí bàn thờ thì gia đình cần đặt 2 cây đèn dầu hoặc là đèn điện. Theo phong thuỷ, gia đình cần đặt ở hai bên bàn thờ để biểu trưng cho mặt trăng và mặt trời.

Cách sắp xếp lễ vật trên bàn thờ vào ngày Tết miền Bắc
Cách sắp xếp lễ vật trên bàn thờ vào ngày Tết miền Bắc

Gia đình cần chuẩn bị hai lọ hoa ở bai bên. Một lọ hoa dùng để đặt hoa tươi và lọ còn lại sẽ để cây vàng và cây bạc. Lưu ý rằng người miền Bắc sẽ không cắm hoa tươi bởi vì nó sẽ tỏ ra không hiếu kính. Ngoài ra vào những ngày Tết các đồ lễ khác không thể thiếu 3 chén rượu, 3 chén nước, nhang và hoa tươi.

Khi các gia đình chọn nhang ngày Tết, nên dùng vòng nhang để nhang cháy được liên tục. Bạn phải chọn những bông hoa đẹp và có thể tươi trong vài ngày. Lưu ý khi bày trí bàn thờ xong phải thắp hương và phông nền đồng thời. Điều đó có nghĩa là mọi điều bạn cầu xin đều theo hương khói dâng lên ông bà, tổ tiên.

Tận Tâm hy vọng rằng, những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc và biết được ở miền Bắc bài trí bàn thờ ngày Tết như thế nào và cách bài trí đúng nhất. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm linh, hãy liên hệ với Bàn Thờ Tận Tâm chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên miền Nam có gì đặc biệt về cách bài trí?

Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *