Bàn thờ gia tiên Miền Nam sẽ có cách bày trí khác so với những vùng miền khác, tạo nên nét đặc biệt riêng trong tâm linh thờ cúng. Tuy nhiên, việc bài trí và sắp xếp bàn thờ vẫn đảm bảo tuân thủ phong thủy. Trang trí bàn thờ gia tiên theo phong thuỷ, mệnh tuổi sẽ đem đến sự an lành, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia chủ. Mời bạn cùng Bàn Thờ Tận Tâm tham khảo sơ đồ bố trí nơi thờ cúng gia tiên chuẩn nhất ở miền Nam trong bài viết dưới đây!
Bàn thờ miền Nam được bài trí đặc biệt như thế nào?
Khác với miền Bắc và miền Trung, bàn thờ miền Nam sẽ được bài trí:
- Bàn thờ ở Nam sẽ để bài vị của ông bà đã khuất cùng đồ gốm, đồ sành sứ, bên trái bình bông, bên phải là đĩa trái cây. Ở trung tâm bàn thờ sẽ có hình lân hí cầu hoặc lư hương đồng. Phía trước tủ có cặp chân đèn, bát nhang và chén đựng rượu, nước. Phía sau của bàn thờ sẽ có 3 chiếc bàn hình vuông hoặc là hình chữ nhật dùng để đặt đồ cúng lễ. Đồ thờ cúng chủ yếu là những món ăn mà những người đã mất thường ăn khi còn sống. Đồng thời, gia chủ cũng sẽ bày đèn dầu và bát nhang để đảm bảo sự linh thiêng của không gian. Bức tường gần bàn thờ có treo thêm tranh vẽ thiên nhiên, sơn thủy hay bức tranh được vẽ bằng màu nước trên vải bố hay.
- Bàn thờ ở Miền Nam đa phần sẽ được gia công bằng các loại gỗ quý hiếm như gỗ đỏ, gỗ hương… và được trang trí theo dạng ô hộc, thanh cột chạm khắc hay khảm xà cừ theo các truyền thuyết như tam quốc chí, nhị thập tứ hiếu…
Trong thời điểm khác nhau, bàn thờ gia tiên ở Miền Nam sẽ có cách bày trí khác nhau. Tuy nhiên, tủ thờ miền Nam lại được trang trí hoa văn khá đơn giản chứ không chạm khắc nhiều và cầu kỳ như các mặt bàn thờ ở miền Trung hay sơn son thiếp vàng ở khu vực miền Bắc.
Đặc điểm của những mẫu bàn thờ miền Nam
Thời xưa, người miền Nam gọi bàn thờ với cái tên là giường thờ. Tên này bắt nguồn từ chính phong tục thờ trên chính chiếc giường của ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất trong gia đình khi còn sống sử dụng để nằm.
Trước giường đặt một chiếc bàn nhỏ rộng 50cm x dài 1m, trên mặt bàn trải bởi vải đỏ. Một số nơi lại gọi đây là chiếc bàn độc hoặc bàn nghi. Trên bàn sẽ trang trí thêm bình hoa, bộ lư, bát hương và chén đựng rượu, nước.
Về sau này khi có thêm tủ thờ, gia chủ miền Nam lại sắp xếp bàn độc vào phía trong và tủ thờ ở phía trước. Những gia đình có diện tích thờ cúng nhỏ thì chỉ sử dùng tủ thờ, không cần có bàn độc.
Sự đặc biệt của bàn thờ cúng miền Nam được thể hiện qua việc trên bàn thờ có một bộ ly tách trà riêng cho bậc bề trên có thể thưởng trà. Đây được xem là một nét đẹp văn hoá tâm linh độc đáo mà chỉ có ở miền Nam.
Xem thêm: Kích thước bàn thờ chuẩn phong thuỷ rước may mắn tài lộc
Cách bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam trong ngày cưới, ngày Tết
Như dịp đặc biệt như ngày cưới, ngày tết, ở miền Nam sẽ có cách bài trí bàn thờ khác nhau. Cụ thể là:
Trong ngày cưới bàn thờ Miền Nam có cách bày trí như thế nào?
Trong lễ ăn hỏi, ăn cưới, bàn thờ gia tiên ở miền Nam sẽ sự xuất hiện phông nền đỏ khắc chữ hỷ và đôi câu đối. Điểm khác biệt căn bản về việc trang hoàng bàn thờ gia tiên của người miền Nam đó là nhà trai sẽ mang sang nhà gái một đôi nến lớn chạm khắc hình long phượng trong ngày cưới, để thắp lên bàn thờ gia tiên.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam trong những ngày Tết
Trong những ngày cuối năm, người miền nam cũng bắt đầu công việc dọn dẹp nhà cửa đón chào một năm mới đến. Một trong những công việc của họ là dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên cho tươm tất và sạch sẽ. Họ trang trí lại bàn thờ tổ tiên với những loại hoa như cúc, bông vạn thọ, huệ…
Trong mâm ngũ quả ngày tết, người miền nam cũng chú trọng cho thêm nhiều loại trái cây khác. Một số loại quả thường có là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Những loại quả này đều mang ý nghĩa cầu mong một năm mới may mắn, sức khỏe tốt, làm ăn thuận lợi và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
Trên bàn thờ gia tiên miền Bắc trong ngày tết sẽ có bánh chưng xanh, giò, thịt mỡ… còn trên người miền Nam, trên bàn thờ sẽ thường có bánh tét, thịt kho, canh khổ qua, nem, chả giò….
Loại trái cây mà họ đặc biệt kiêng kị trong ngày tết là quả chuối. Vì họ quan niệm nếu bày trí chuối lên bàn thờ thì không tốt, và các loại trái cây khác như cam trái quýt thì lại mang ý nghĩa khá xấu.
TOP mẫu bàn thờ gia tiên miền Nam đẹp ý nghĩa
Vào những năm 90 thế kỷ XIX thì kiểu mẫu bàn thờ đầu tiên xuất hiện sẽ gồm có bốn chân, có bàn nghi ở giữa và có lư hương cùng bộ chưng nến, đèn. Đồng thời, ở phía trong bàn thờ có đặt thêm giường thờ. Đến khoảng năm 1910 thì bàn thờ đã có sự thay đổi trong thiết kế, trở nên nhỏ gọn hơn. Khi xã hội có sự ảnh hưởng của văn hoá thờ cúng phương Tây thì việc trang trí bắt đầu có sự đa dạng hơn. Đại đa số những mẫu bàn thờ miền Nam bắt đầu hướng về phong cách cổ điển, truyền thống sắc nét hơn. Bàn thờ cũng được thay thế từ giường thờ sang tủ thờ.
Và sau đây hãy cùng chiêm ngưỡng những mẫu bàn thờ gia tiên miền Nam ý nghĩa và đẹp nhất ở thời điểm hiện tại:
Trên đây là bài chia sẻ của Tận Tâm về bàn thờ gia tiên miền Nam và các thông tin liên quan. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết về vấn đề này. Nếu quý khách hàng cần tư cần thiết kế phòng thờ, tủ thờ có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ các chuyên viên gia công giàu kinh nghiệm.
Mời bạn đọc tham khảo thêm: Bàn thờ gia tiên gồm những gì? và đâu là cách sắp xếp đúng cách
Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm
Võ Văn Giáp - CEO Bàn Thờ Tận Tâm
Xin Chào! Tôi là Võ Văn Giáp. Định hướng và mong muốn xây dựng Bàn Thờ Tận Tâm là thương hiệu hàng đầu về sản phẩm nội thất phòng thờ. Chúng tôi thực hiện sứ mệnh tôn vinh, phát triển nét văn hóa truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt. Ngoài ra tôi còn dành nhiều thời gian chia sẻ về những kiến thức về phong thủy, tâm linh, bàn thờ, phòng thờ... xem chi tiết về tôi.
Điện thoại: 0824.092.666, Facebook, Email, Gravatar