Ông thần tài là ông nào? Phân biệt, ý nghĩa ngày vía thần tài

Ông thần tài là ông nào? Phân biệt, ý nghĩa ngày vía thần tài

Thần tài là vị thần theo quan điểm dân gian sẽ mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Vậy ông thần tài là ông nào, có gì khác so với ông địa và ý nghĩa của ngày vía thần tài là gì? Hãy cùng Bàn Thờ Tận Tâm tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Giải đáp ông thần tài là ông nào

Theo quan điểm dân gian ở Việt Nam thì ông thần tài là vị thần giúp mang đến may mắn, thành công trong công việc và cuộc sống cho gia đình thờ cúng. thần tài thường xuất hiện với hình ảnh tóc trắng bạc phơ, ngồi ghế cầm vàng thỏi, khuôn mặt vô cùng hiền lành và thân thiện.

Bạn có thể bắt gặp tượng ông thần tài ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những gia đình làm ăn kinh doanh. Gia chủ thờ cúng thần tài tại các địa điểm kinh doanh với mong muốn việc làm ăn mua may bán đắt.

Giải đáp ông thần tài là ông nào
Giải đáp ông thần tài là ông nào

Thần tài ban phát tài lộc, được thờ cúng nhiều ở Việt Nam thường là 2 vị:

– Văn Thần Tài bao gồm hai vị Lộc tinh quân và Bạch tinh quân giúp trông nom tiền bạc của gia đình. Lộc tinh quân sẽ có địa vị đặt ngang hàng với hai vị thần Phúc và Thọ. Bạch tinh quân thường xuất hiện với hình tượng một vị thân mặt trắng, mái tóc vàng trông uy nghiêm cao quý. Bạch tinh quân và Lộc tinh quân thường tượng trưng cho tiền bạc và sự may mắn trong gia đình.

– Võ Thần Tài có tên là Triệu Công Minh, vị thần này thường mặc áo giáp, hổ, đầu đội mũ vàng với khuôn mặt sạm đen, râu rậm và đậm. Một vị Võ Thần Tài khác thường được gọi với tên là Quan Đế hay Quan Công, đây là vị thần khá được ưa thích và sử dụng trong phong thuỷ bởi khả năng giúp diệt tà ma, trấn trạch, bảo hộ cho gia đình…

Nguồn gốc ông thần tài là ông nào qua các truyền thuyết

Khi tìm hiểu về nguồn gốc để biết rõ ông thần tài là ông nào thì có khá nhiều truyền thuyết kể về vị thần này. Trong đó phổ biến nhất là thần tài theo truyền thuyết của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và truyền thuyết Tây Tạng. Cụ thể như sau:

Truyền thuyết về thần tài ở Việt Nam

Thần tài đã xuất hiện khá lâu trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt. Ông được coi là một dạng thổ thần và có chức năng che chở bảo vệ làng xóm, giúp người dân mạnh khỏe, phát tài phát lộc.

Người dân Việt Nam khi bước đầu đi khai phá đã gặp phải khá nhiều thách thức và khó khăn. Cũng chính từ những khó khăn đó đã hình thành quan niệm về những vị thần linh luôn đi theo bảo vệ mình. Các vị thần luôn được coi như chỗ dựa tâm linh vững chãi trên con đường lập nghiệp và mưu sinh của người dân.

Ông thần tài vừa là thần bảo hộ cho đất đai, hoa màu cây cối luôn tốt tươi, bội thu vừa là vị thần canh giữ của cải, tài lộc và bảo hộ sức khỏe, tính mạng cho mọi người dân.

Truyền thuyết về thần tài ở Việt Nam
Truyền thuyết về thần tài ở Việt Nam

Truyền thuyết về thần tài ở Tây Tạng

Nguồn gốc về sự ra đời giải thích ông thần tài là ông nào đã được ghi lại trong lịch sử của người Tây Tạng. Theo Phật Giáo tại Tây Tạng sẽ có 5 vị thần tài và thường được gọi bằng cái tên là Thần Tài Ngũ Sắc. 5 vị này gồm có Bạch Thần Tài, Lam Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài và Hồng Thần Tài.

Hoàng Thần Tài được xem là vị thần đứng đầu chư vị Thần Linh. Ngài có nhiệm vụ cai quản tài khí tại Phương Bắc và chủ quản bảo khổ và nhận được tôn kính nhiều nhất trong các vị thần tài. Có nhiều nguồn gốc về Hoàng Thần Tài nhưng được nhiều người nhớ nhất là câu chuyện Ngài đã cứu được Đức Phật thoát khỏi sự quấy phá của ma quỷ.

Hoàng Thần Tài chính là Đại Bồ Tát đã chứng 10 đất và 5 đạo. Khi mà Đức Phật giảng giáo kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tại núi Griddhakuta của vùng đất Rajgir thuộc Trung Ấn thì ma quỷ quấy phá làm cho đỉnh núi linh thiêng đã bị lở xuống. Hoàng Thần Tài lúc này đã thể hiện được lòng can đảm khi sử dụng thân thể của mình để giúp cho Đức Phật và chúng sinh trở về bình an.

Ngài sau này cũng đã được Đức Phật ủy thác việc dùng Phật Pháp, kết hợp cùng với khả năng của mình để giải thoát những người đói khát và nghèo khổ, đi theo con đường của Phật Pháp. Đức Phật đồng thời cũng đã giao cho Hoàng Thần Tài chức Đại Hộ Pháp để có thể bảo vệ tất cả các dòng truyền thừa.

Truyền thuyết về thần tài ở Tây Tạng
Truyền thuyết về thần tài ở Tây Tạng

Truyền thuyết ở nước Trung Quốc về ông thần tài

Thần tài đã được ghi nhận lần đầu tiên tại Trung Quốc và xuất hiện với rất nhiều các phiên bản khác nhau. Truyền thuyết liên quan tới vị thần tài hiện đang được nói tới nhiều nhất đó vào thời xa xưa có một người làm nghề lái buôn sống tại Trung Hoa có tên gọi là U Minh đã có duyên gặp được Thuỷ Thần khi đi qua hồ Thanh Thảo. Lúc này Thuỷ Thần đã giao cho ông một người tên là Như Nguyện và ông đã mang Như Nguyện trở về nhà và nuôi dưỡng. Cũng kể từ đó mà công việc buôn bán làm ăn của ông đã ngày một trở nên thành công rực rỡ hơn.

Vào một ngày tết, không biết là lí do gì mà ông U Minh đã đánh Như Nguyện làm cô sợ hãi vô cùng và đã trốn vào bên trong bãi rác và cũng từ đó mà cô biến mất. Kể từ ngày ấy trở đi, u Minh đã lâm vào trạng thái kinh doanh, buôn bán bị thua lỗ và ngày càng trở nên nghèo khó.

Vì chính lẽ đó mà người đời xem Như Nguyện là thần tài và họ đã lập miếu để thờ. Bàn thờ thần tài ông địa được đặt tại góc khuất của căn nhà. Theo như truyền thuyết trên thì sau 3 ngày tết sẽ đưa ra tục lệ kiêng quét nhà và dọn rác để không làm đi tài lộc của Thần Tài đang ẩn nấp bên trong đống rác.

Truyền thuyết ở nước Trung Quốc về ông thần tài
Truyền thuyết ở nước Trung Quốc về ông thần tài

Truyền thuyết về thần tài ở Ấn Độ

Theo truyền thuyết ở Ấn Độ thì thần tài có nguồn gốc từ Bổ Đại La Hán hay thường được gọi với tên khác là Nhân Yết Đà Tôn Giáo, là một trong những vị thập bát La Hán. Ngài thường đi bắt rắn, khi đi ngài mang theo một túi vải to treo trên lưng và sẽ lang thang trong rừng để tìm các con rắn. Sau khi bắt được rắn, Ngài sẽ nhổ bỏ răng độc của và thả chúng đi.

Cũng chính vì thế mà một số tượng thần tài ở Ấn Độ được mô tả dưới đang đứng và có mang thêm một cái túi to, hai tay ngài đang đứng thẳng lên trời. Trên khuôn mặt của Ngài luôn nở những nụ cười rạng rỡ, vui tươi đó là biểu hiện của sự thành công, may mắn và hạnh phúc.

Truyền thuyết về thần tài ở Ấn Độ
Truyền thuyết về thần tài ở Ấn Độ

Cách phân biệt giữa thổ địa và ông thần tài

Ông thần tài và ông địa là hai vị thần linh được hầu hết mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình sản xuất, kinh doanh buôn bán đều thờ phụng.

Sự giống nhau của thổ công, thần tài

Điểm tương đồng dễ bị nhầm lẫn ở 2 vị thần chính là về ngoại hình bên ngoài. Chân dung tượng 2 vị đều có ngoại hình giống hệt nhau, cùng ở trần, mặt mũi rất ưa nhìn, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi, cùng chung 1 cái bụng béo đặc trưng.

Một đặc điểm giống nhau khác ở ông thần tài, thổ địa là cả 2 vị đều thể hiện cho mong muốn về sức khỏe, giàu có và thịnh vượng của gia chủ. Mỗi khi nghĩ về tiền tài hay may mắn hanh thông thì người ta sẽ nhớ tới những vị trên.

Sự giống nhau của thổ công, thần tài
Sự giống nhau của thổ công, thần tài

Đặc điểm khác nhau giữa 2 vị thần

Dù 2 vị thần thường xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ, tuy nhiên ông thần tài và thổ địa là cũng có những điểm khác nhau dễ nhận ra. Thần tài được xem là vị thần chuyên trông nom và mang lại nhiều tiền bạc, thịnh vượng về mặt vật chất cho gia chủ, hay xuất hiện với hình ảnh là một ông già râu trắng bạc phơ, tay đeo vàng thỏi và có nụ cười hiền lành. Còn Ông Thổ Địa hay xuất hiện với hình ảnh là một ông lão với cái bụng bầu, tay cầm quạt mo, Thổ Địa sẽ cùng gia chủ trông nom đất đai, vườn tược và nhà cửa.

Đặc điểm khác nhau giữa 2 vị thần
Đặc điểm khác nhau giữa 2 vị thần

Ý nghĩa và nguồn gốc về ngày vía thần tài

Có lẽ chúng ta đã nghe nói khá nhiều về ngày vía thần tài. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ràng ngày thần tài mang ý nghĩa như thế nào vì sao lại có khá nhiều người chọn cúng lễ, đặc biệt là các doanh nghiệp, thương gia, làm ăn, buôn bán.

Ngày vía thần tài là ngày để tri ân những vị thần tài đã gắn bó với gia chủ trong vòng 1 năm vừa qua. Đồng thời đây cũng là ngày thay vía, đổi vía của ông thần tài sẽ giúp cho gia đình có thêm nhiều may mắn, tài lộc, hạnh phúc và thịnh vượng.

Mọi người đều tin rằng việc thờ thần tài sẽ đem lại nhiều tài lộc cho gia đình mình vì đây là vị thần cai quản về tiền bạc. Đồng thời hy vọng vị thần này sẽ luôn đem lại sự may mắn, phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt và tài lộc bao giờ cũng dồi dào.

Vì những lý do trên nên việc thờ phụng thần tài đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam và ngày càng được nhiều gia đình coi trọng. Và ngày vía thần tài đặc biệt quan trọng với giới kinh doanh và thương gia. Đây không chỉ là ngày biết ơn thần tài đã giúp đỡ trong 1 năm vừa qua mà là ngày đi xin vía và hy vọng vía của thần Tài sẽ phù hộ cho gia chủ 1 năm kinh doanh phát đạt.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày vía thần tài
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày vía thần tài

Ngày vía thần tài nên làm gì để may mắn, nhận tài lộc?

Lau dọn bàn thờ: vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm, các gia đình cần dọn dẹp sạch sẽ cho bàn thờ nhằm thể hiện sự tôn kính của mình dành cho các vị thần cũng như đón tài lộc vào nhà. Ngoài ra, vào các ngày khác trong năm bạn cũng cần phải đảm bảo bàn thờ thần tài sạch sẽ để đảm bảo sự thịnh vượng cho gia đình.

Sắm sửa lễ vật cúng bái cho thần tài: lễ vật cúng thần tài thông thường sẽ bao gồm nến, hương, rượu (3 chén), nước (3 chén), gạo, tiền vàng, trái cây, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau và có thêm một mâm cỗ mặn tùy theo khả năng tài chính của từng nhà.

Mua vàng: người Việt thường sẽ có thói quen đi mua vàng vào ngày vía thần tài để lấy may mắn. Vì thế, bạn cũng có thể mua vàng vào ngày vía thần tài để cầu cho một năm thuận lợi, đắc tài, tiền bạc rủng rỉnh, đắc lộc, công việc hanh thông.

Mua đồ vật phong thủy: nếu không đủ điều kiện, bạn cũng có thể lựa chọn mua đồ phong thủy thay vì vàng. Vì có rất nhiều quan điểm cho rằng, những đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy đều có thể mang lại may mắn và tài lộc. Và đồng thời may mắn sẽ được nhân đôi khi gia chủ lựa chọn mua những vật phẩm này vào ngày vía thần tài.

Tiến hành nghi lễ đón thần tài: vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, gia chủ nên chuẩn bị nghi lễ đón thần tài để nhận nguồn năng lượng tích và mang đến tài lộc cho gia đình mình. Đồng thời, quý gia chủ cần phải tìm hiểu về cách đặt bàn thờ thần tài để không phạm vào những điều kiêng kỵ trong quá trình đón thỉnh Ngài.

Ngày vía thần tài nên làm gì để may mắn, nhận tài lộc?
Ngày vía thần tài nên làm gì để may mắn, nhận tài lộc?

Từ những thông tin trên, Bàn Thờ Tận Tâm hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về ông thần tài và giúp bạn có câu trả lời hợp lý và chính xác nhất cho câu hỏi ông thần tài là ông nào. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi khi cần được hỗ trợ về các vấn đề thờ cúng, lựa chọn mẫu mã bàn thờ, kích thước bàn thờ thần tài hợp phong thủy.

Bài viết hay nhất: Cách cúng ông địa thần tài về nhà mới đúng cách nhất, phong thủy

Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0824092666
icons8-exercise-96 chat-active-icon