Bàn thờ cửu huyền thất tổ: Giải thích, cách lập, mẫu đẹp

Bàn thờ cửu huyền thất tổ: Giải thích, cách lập, mẫu đẹp

Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ được lập như thế nào là đúng và có ý nghĩa gì? Mẫu bàn thờ nào vừa hiện đại vừa trang nghiêm dùng để thờ những vị tổ tiên? Hãy cùng Bàn Thờ Tận Tâm tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Cửu Huyền thất tổ là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Việt?

Bốn từ Cửu Huyền Thất Tổ có rất nhiều cách giải thích. Không biết chữ này có nghĩa chính xác là gì, nhưng nhìn chung hiểu nôm na là thờ 9 đời và 7 ông tổ. Với mục đích là tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã có công sinh dưỡng.

Cửu Huyền có nghĩa là 9 đời, bao gồm: Cao tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chút. Thất Tổ có nghĩa là 7 tổ: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ. Dù có nhiều định nghĩa, nhưng chúng ta có thể hiểu theo 2 cách:

Có thể hiểu Thất Tổ Cửu Huyền theo nhiều cách khác nhau
Có thể hiểu Thất Tổ Cửu Huyền theo nhiều cách khác nhau

Cách 1: Tính từ bản thân mình

Cửu Huyền: Bản thân mình là 1, cha là 2, ông nội là 3, ông sơ là 5, cha của ông sơ là 6, ông nội của ông sơ là 7, ông cố của ông sơ là 8, ông sơ của ông sơ là 9.

Thất tổ: Lấy Cửu Huyền trừ đi đời của mình và cha mình là ra thất tổ.

Cách 2: Từ trên xuống

Cửu Huyền: Ông sơ mình là 1, ông cố mình là 2, ông nội mình là 3, cha mình là 4, bản thân mình là 5, con trai mình là 6, cháu nội mình là 7, cháu cố mình là 8, cháu sơ mình là 9.

Thất Tổ: Tính từ đời cha mình đến cháu sơ của mình.

Dù hiểu theo bất cứ nghĩa nào thì Cửu Huyền Thất Tổ luôn là sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tranh về Cửu Huyền và Thất Tổ không được phổ biến nhiều do một vài kiêng kỵ từ gia đình, nhưng về bản chất nó luôn mang đến sự linh thiêng và trang nghiêm cho bàn thờ. Đối với những người có sự am hiểu nhất định về phong thủy thì bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ có liên quan đến vận mệnh và may mắn của gia đình.

Cửu Huyền là văn hóa thờ cúng tỏ lòng thành kính đối với người sinh thành, dưỡng dục
Cửu Huyền Thất Tổ là văn hóa thờ cúng tỏ lòng thành kính đối với người sinh thành, dưỡng dục

Ý nghĩa của việc lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong văn hóa Việt:

Văn hóa Việt Nam đa dạng về học thuật, tôn giáo, giải trí, nghệ thuật… nơi văn hóa tâm linh đa dạng không chỉ trong cách thờ cúng, mà còn ở ý nghĩa của mỗi lĩnh vực, mỗi con người.

Là một vật thể thờ cúng chỉ được lưu giữ trong một số gia đình, đây được được coi như một tấm bảng quý giá có thể được sử dụng để lưu giữ và ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Đồng thời cũng là một nét đẹp trong truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Phân loại thất tổ Cửu Huyền phổ biến

Cửu Huyền thất tổ ngày này được chia làm 3 loại phổ biến:

Bài vị 

Bài vị được xem là văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt, thiết kế vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo. Ưu điểm của bài vị Cửu Huyền thất tổ là kích thước gọn nhẹ có thể phù hợp với mọi loại bàn thờ. Ngoài sự gọn nhẹ, sự bền chắc cũng là một ưu điểm vượt trội của nó.

Tranh thờ

Tranh thờ có kích thước nhỏ hoặc lớn là tùy theo yêu cầu của gia chủ. Theo như thông thường, tranh Cửu Huyền sẽ có thêm chân đế để việc kê được thẳng đứng. Ưu điểm của tranh là giá rẻ và đa dạng về thiết kế, mẫu mã.

Liễn thờ 

Liễn thờ có giá thành cao hơn với hai loại trên. Liễn thờ Cửu Huyền thông thường sẽ đặt ở chính giữa bàn thờ. Ưu điểm của liễn thờ Cửu Huyền là thiết kế đẹp, giúp làm nổi bật toàn bộ không gian thờ cúng.

Bài vị, tranh thờ, liễn thờ là những loại phổ biến của thờ cúng Cửu Huyền
Bài vị, tranh thờ, liễn thờ là những loại phổ biến của thờ cúng Cửu Huyền

Cách cúng bái các vị thất tổ Cửu Huyền

Cách thờ, cúng bái các vị Cửu Huyền trong mỗi gia đình có thể nói là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, hãy theo những nguyên tắc sau đây để không xâm phạm, bất kính với thần linh:

Gia đình nào được thờ Cửu Huyền Thất Tổ?

Có người cho rằng: Nếu cha mẹ còn sống thì không nên thờ Cửu Tổ trong nhà, vì Cửu Tổ là thờ cha mẹ, cha mẹ còn sống không nên làm như vậy sao? Vậy xem qua ý kiến ​​của mọi người thì có nên thờ Cửu Tổ không?

Trong đời sống tinh thần, người Việt Nam luôn có lòng tin rằng: Có tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên, chăm lo phần âm cẩn thận thì gia đình sẽ được phúc phần về sau và được phù hộ, nâng đỡ trong mọi việc. Vì vậy, cách thờ cúng, sắm sửa đồ thờ được nhiều gia chủ coi trọng.

Gia đình được phép thờ cúng Thất Tổ Cửu Huyền
Gia đình được phép thờ cúng Thất Tổ Cửu Huyền

Các đời thờ cúng thất tổ Cửu Huyền

Theo phong tục cổ truyền, con trưởng là người có nghĩa vụ phụng dưỡng và thờ cúng với ông bà, tổ tiên. Còn đối với những người anh em khác trong gia đình, khi họ kết hôn và tách ra ở riêng thì sự thờ cúng sẽ được giản lược. Họ thông thường sẽ không thờ nhiều đời mà chỉ thờ ông bà, cha mẹ.

Với những người thờ chính (con trưởng) thì sẽ thờ nhiều đời. Thế hệ con cái thờ cúng cha mẹ được gọi là thờ cúng 1 đời, đời cháu thờ ông bà là thờ cúng 2 đời, cháu chắt thờ ông bà gọi là thờ cúng 3 đòi, cháu sơ thờ ông bà gọi là thờ cúng 4 đời.

Đời cháu thờ cúng ông bà gọi là thờ 2 đời. Thế hệ cháu chắt thờ cúng ông bà cố gọi là thờ 3 đời. Đời cháu thờ cúng ông bà gọi là thờ 4 đời. Theo phong tục xa xưa, thờ cúng ông bà giữ đến đời thứ năm. Ngày nay, xã hội không ngừng phát triển, những chuẩn mực gia đình cũ dần được thay thế, việc sùng kính ông bà tổ tiên đến đời thứ 3 thì thường sẽ được dừng lại.

Thờ cúng Cửu Huyền và Thất Tổ đến đời nào thì dừng?
Thờ cúng Cửu Huyền và Thất Tổ đến đời nào thì dừng?

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Khi gia chủ dựng, lập bàn thờ thất tổ,Cửu Huyền cũng chính là bàn thờ gia tiên. Do đó, gia đình cần tuân thủ các bước nhất định sau đây để đảm bảo luôn cẩn thận trong từng công đoạn.

Bước 1: Cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các vật phẩm quan trọng và cần thiết trên bàn thờ như: Mâm cúng và đồ thờ cúng.

Bước 2: Tẩy uế, vệ sinh sạch sẽ vật phẩm được đặt trên bàn thờ. Gia chủ có thể dùng rượu trắng pha vài lát gừng, sau đó dùng khăn để thấm hỗn hợp và lau nhẹ nhàng.

Bước 3: Vệ sinh bàn thờ Cửu Huyền bằng nước pha gừng rồi để khô.

Bước 4: Gia chủ đặt bài vị lên bàn thờ gia tiên. Đối với những gia đình thờ Phật và gia tiên cùng nhau, cần lưu ý đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn bàn thờ Phật nhằm tránh những kiêng kỵ trong thờ cúng.

Bước 5: Sau khi đã bài trí xong, gia chủ đặt các đồ thờ cúng khác như lư hương đồng, lọ hoa… lên bàn thờ.

Hoa quả thờ cúng nên là đồ tươi và thay mới thường xuyên
Hoa quả thờ cúng nên là đồ tươi và thay mới thường xuyên

Bước 6: Gia chủ tiến hành lễ cúng, đọc văn khấn, sau đó thắp hương.

Bước 7: Sau khi hương nhang đã tàn, gia chủ lấy lễ vật xuống và phân phát cho các thành viên trong gia đình để được hưởng phúc khí từ ông bà.

Mâm cúng trên bàn thờ thất tổ Cửu Huyền

Mâm cơm cúng các vị Cửu Huyền và thất tổ sẽ phụ thuộc vào vùng miền mà chuẩn bị các món ăn khác nhau. Gia chủ có thể tham khảo những gợi ý sau đây về cách chuẩn bị mâm cơm cúng:

  • Ở miền Bắc: cơm trắng, xôi vò hoặc xôi gấc, thịt quay, giò chả, miến xào lòng gà, rau xào, nộm, chân giò hầm măng, nem rán, gà luộc.
  • Ở iền Trung: xôi lạc, thịt luộc hoặc gà luộc, rau xào, canh xương hầm rau củ, cá thu kho thơm, thịt kho tiêu.
  • Ở miền Nam: giò heo hầm đu đủ hoặc măng, thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, món xào.

Chuẩn bị mâm cơm cúng Thất Tổ Cửu Huyền, trọng tâm không phải là hình thức “mâm cao cỗ đầy” mà là nội dung, cụ thể là lòng biết ơn, thành kính chân thành của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Tùy vùng miền mà mâm cúng Cửu Huyền sẽ gồm có vật phẩm khác nhau
Tùy vùng miền mà mâm cúng Cửu Huyền sẽ gồm có vật phẩm khác nhau

Những lưu ý khi đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Bài vị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với linh vị Cửu Huyền, vì vậy khi đặt bài vị, gia chủ cần lưu ý một số điều cơ bản để hạn chế phạm phải những điều cấm kỵ:

  • Không đặt tranh của thất tổ và Cửu Huyền hộp hoặc lồng kính.
  • Không đặt vật gì chèn ép bài vị của Cửu Huyền.
  • Hạn chế để bài vị gia tiên dưới chân Phật. Gia chủ có thể đặt lệch qua bên cạnh.
  • Đặt bài vị thất tổ thấp hơn Phật nhằm thể hiện sự tôn kính.
  • Đảm bảo sự vệ sinh, sạch sẽ cho bàn thờ.
  • Chọn đồ thờ cúng tươi và thường xuyên thay rượu nước.
Lưu ý trong việc thờ cúng các vị tổ tiên thể hiện sự trân trọng và tôn kính
Lưu ý trong việc thờ cúng các vị tổ tiên thể hiện sự trân trọng và tôn kính

Các mẫu bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ đẹp, giá rẻ 

Khi đã hiểu được Cửu Huyền Thất Tổ là gì, gia chủ nên cân nhắc kỹ để lựa chọn được mẫu bàn thờ phù hợp, đảm bảo đủ sự trang nghiêm của việc thờ cúng. Sau đây là một số mẫu bàn thờ được nhiều khách hàng tại Bàn Thờ Tận Tâm yêu thích lựa chọn:

Mẫu bàn thờ Phật kết hợp cùng thờ cúng Thất Tổ Cửu Huyền
Mẫu bàn thờ Phật kết hợp cùng thờ cúng Thất Tổ Cửu Huyền tạo sự riêng tư thờ cúng giữa các vị thần linh, không xâm phạm những điều kiêng kỵ trong thờ cúng.
Mẫu bàn thờ Cửu Huyền có kích thước lớn
Mẫu bàn thờ Cửu Huyền có kích thước lớn có thể trưng bày nhiều vật phẩm thờ cúng.
Mẫu bàn thờ gia tiên, Cửu Huyền treo tường
Mẫu bàn thờ gia tiên, Cửu Huyền treo tường thích hợp cho những nơi thờ cúng có diện tích khiêm tốn.
Mẫu bàn thờ Thất Tổ và Cửu Huyền kết hợp tranh trúc chỉ
Mẫu bàn thờ Thất Tổ và Cửu Huyền kết hợp tranh trúc chỉ có hình hoa sen làm tăng thêm sự trang trọng của việc thờ cúng.
Mẫu tủ thờ, phòng thờ gia tiên có các vách ngăn
Mẫu tủ thờ, phòng thờ gia tiên có các vách ngăn, giúp nơi thờ cúng trở nên linh thiêng hơn. Màu nâu đỏ của tủ đồng thời làm tăng thêm sự sang trọng, hiện đại.
Bàn thờ gỗ gõ thiết kế tinh xảo
Bàn thờ gỗ gõ thiết kế tinh xảo với các đường nét mộc mạc đơn giản. Màu vàng chủ đạo thắp sáng cả giang thờ, không gian vì thế mà không bị u ám.

Qua bài viết này, quý bạn độc có lẽ đã có thêm một số thông tin bổ ích về bàn thờ thất tổ. Nếu có mong muốn mua bàn thờ hoặc cần tư vấn hãy liên hệ với Tận Tâm – nơi sản xuất bàn thờ uy tín tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

Xem thêm: 100+ mẫu bàn thờ gia tiên đẹp phù hợp với mọi không gian

Theo: Võ Văn Giáp, CEO Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0824092666
icons8-exercise-96 chat-active-icon