Diện tích phòng thờ là một việc quan trọng mà các gia chủ quan tâm khi xây dựng ngôi nhà của mình. Vậy diện tích hay kích thước phòng thờ bao nhiêu là chuẩn và cần xem xét những yếu tố nào trước khi quyết định? Cùng Bàn Thờ Tận Tâm giải đáp những thắc mắc này trong bài viết bên dưới đây nhé!

6 yếu tố quyết định diện tích phòng thờ bao nhiêu m2

Để tạo được cảm giác thoải mái và trang trọng, phòng thờ thường được thiết kế với diện tích tối thiểu từ 4m2 đến 10m2. Tuy nhiên, nếu gia đình có quy mô lớn, thường tổ chức lễ cúng với nhiều thành viên tham dự thì có thể cần một phòng thờ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu và ngược lại.

Khi xác định kích thước phòng thờ, cần xem xét các yếu tố sau:

  1. Kiến trúc nhà ở: Cổ điển, hiện đại…
  2. Vị trí và hướng phòng thờ: Sân thượng, tầng trệt, phòng khách…
  3. Phong tục thờ cúng: Á Đông (thích phòng thờ rộng rãi, yên tĩnh), phương Tây (thường không có phòng thờ)…
  4. Tôn giáo của gia đình: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo…
  5. Diện tích chung của toàn bộ ngôi nhà: Nhỏ, vừa, lớn…
  6. Nhu cầu, sở thích riêng của từng gia chủ: Người thực hiện nghi lễ thờ cúng là người cao tuổi, người trẻ…

Diện tích phòng thờ hợp lý nhất theo từng không gian

Căn hộ và chung cư

Việc bố trí một phòng thờ riêng trong chung cư thường gặp khó khăn do diện tích bị hạn chế. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo kích thước phòng thờ và cách bố trí như sau:

  • Kết hợp phòng thờ và phòng khách theo nguyên tắc phong thủy, sử dụng kệ gỗ hoặc tủ thờ để tạo không gian thờ cúng hài hòa. Với diện tích nơi thờ cúng khoảng 4 đến 5m2 đủ đặt bàn thờ 2m2 và vách ngăn để giữ tính riêng tư với các không gian sinh hoạt khác.
  • Nếu chung cư rộng, có thể bố trí phòng thờ riêng bên cạnh phòng khách với diện tích phòng thờ lớn hơn theo nhu cầu gia đình mong muốn, nhưng tránh đặt gần nhà vệ sinh và bếp để giữ sạch sẽ và tốt cho năng lượng tâm linh.

Kích thước diện tích phòng thờ trong căn hộ và chung cư

Nhà phố và nhà ống

Trong nhà ống và nhà phố, vốn có không gian hẹp và dài, phòng thờ thích hợp nhất nên có diện tích từ 5m2 đến 8m2. Nếu phòng thờ được bố trí độc lập trên tầng cao nhất như sân thượng hoặc tầng tum thì kích thước phòng thờ có thể khoảng 10m2, tránh đồ nội thất rườm rà, tránh trang trí phức tạp để đảm bảo phong thủy thờ cúng và thu hút tài lộc, vận may cho gia đình.

Tìm hiểu chi tiết hơn cách bố trí phòng thờ nhà ống: Tại đây

Diện tích phòng thờ cho nhà ống nhà phố

Biệt thự

Phòng thờ trong biệt thự có lợi thế với không gian rộng rãi và thoáng đãng:

  • Đối với những căn biệt thự diện tích lớn, nhiều tầng: Diện tích phòng thờ sẽ khoảng 10m2 – 12m2 (tùy theo kích thước tổng thể của ngôi nhà) và thường được đặt ở tầng cao nhất để tỏ lòng tôn kính và tạo sự yên tĩnh.
  • Trong biệt thự có không gian nhỏ hơn, ít tầng: Phòng thờ có thể đặt ở tầng 1, kết hợp với phòng khách, với diện tích khoảng 6m2 – 8m2, thuận tiện cho việc đi lại của người lớn tuổi và không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.

Diện tích phòng thờ phù hợp cho các căn biệt thự

Kích thước cửa phòng thờ chuẩn phong thủy

Đối với cửa đi phòng thờ 1 cánh

  • Cửa 1 cánh nhỏ: 810mm (rộng) x 2150mm (cao);
  • Cửa 1 cánh vừa: 880mm (rộng) x 2150mm (cao);
  • Cửa 1 cánh lớn: 1080mm (rộng) x 2350mm (cao).

Dưới đây là công thức tính kích thước các ô chờ mà bạn có thể tham khảo:

  • Chiều rộng ô chờ: Lọt lòng chiều rộng + khung bao dọc bên trái + khung bao dọc bên phải + khe hở để cửa lọt vào.
  • Chiều cao ô chờ: Lọt lòng chiều cao + khung bao ngang phía trên + khe hở để cửa lọt vào + vách kính phía trên (nếu có).

Đối với cửa đi phòng thờ 2 cánh

  • Cửa 2 cánh nhỏ: 1080mm (rộng) x 2150mm (cao);
  • Cửa 2 cánh vừa: 1250mm (rộng) x 2150mm (cao);
  • Cửa 2 cánh trung bình: 1330mm (rộng) x 2350mm (cao);
  • Cửa 2 cánh lớn: 1550mm (rộng) x 2350mm (cao);
  • Cửa 2 cánh đại: 1760mm (rộng) x 2550mm (cao).

Đối với cửa đi phòng thờ 4 cánh

  • 4 cánh nhỏ: 2550mm (rộng) x 2150mm (cao)
  • 4 cánh vừa: 2620mm (rộng) x 2350mm (cao)
  • 4 cánh trung bình: 2820mm (rộng) x 2350mm (cao)
  • 4 cánh lớn: 3190mm (rộng) x 2350mm (cao)
  • 4 cánh đại: 3390mm (rộng) x 2550mm (cao)

Lưu ý rằng các kích thước trên là kích thước lọt lòng khung bao cửa, chưa bao gồm khung bao và khe hở. Do đó, khi xây dựng ô chờ bạn cần phải tính thêm chiều rộng của khung bao và khe hở để cửa có thể lắp đặt một cách dễ dàng và chính xác nhất.

Mong rằng qua bài viết trên của Bàn Thờ Tận Tâm, bạn có thể ứng dụng không gian, diện tích phòng thờ để lên ý tưởng thiết kế không gian thờ cúng lý tưởng cho gia đình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bàn thờ, tâm linh hoặc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Ban biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *